Lê Thị Dung - Junior Associate
Lê Hữu Tiến – Paralegal
Đây là một trong những yêu cầu mới được quy định tại Nghị định số 06/2025/NĐ-CP, sửa đổi và bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nuôi con nuôi. Dưới đây là một số điểm mới đáng chú ý như sau:
- Sửa đổi quy định về thời hạn và giá trị sử dụng của Phiếu lý lịch tư pháp
Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với (i) người nhận con nuôi là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài, (ii) người nhận con nuôi là người nước ngoài cư trú ở khu vực biên giới của nước láng giềng nhận trẻ em Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới của Việt Nam; và (iii) người dự kiến đứng đầu Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam, có giá trị sử dụng nếu được cấp chưa quá 12 tháng (quy định cũ 6 tháng), tính đến ngày nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền.
- Bổ sung quy định hồ sơ của người nhận nuôi con, người được nhận nuôi con bị tẩy xóa thì không có giá trị sử dụng
Giấy tờ có trong hồ sơ của người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi, hồ sơ xin cấp, gia hạn, sửa đổi Giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền lập, cấp, xác nhận mà bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung hoặc thông tin trong các văn bản, giấy tờ được khai không đúng sự thật thì không có giá trị sử dụng. Người thực hiện hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung hoặc khai thông tin không đúng sự thật bị xử lý vi phạm theo quy định pháp luật.
- Sửa đổi quy định về rà soát, tìm người nhận trẻ em làm con nuôi
- Trẻ em bị bỏ rơi, mồ côi cả cha mẹ hoặc không nơi nương tựa có thể được cá nhân, gia đình hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật. UBND cấp xã sẽ rà soát định kỳ sáu (06) tháng một lần để đánh giá nhu cầu nhận con nuôi. Nếu có công dân Việt Nam thường trú trong nước muốn nhận nuôi, UBND cấp xã xem xét và giải quyết theo quy định. Nếu không có người nhận nuôi, UBND cấp xã sẽ gửi hồ sơ trẻ em lên Sở Tư pháp để tìm người nhận con nuôi..
- Đối với trẻ sống tại cơ sở nuôi dưỡng, cơ sở này có trách nhiệm lập hồ sơ và xin ý kiến từ SLĐTBXH hoặc UBND cấp huyện trước khi gửi lên Sở Tư pháp để thông báo tìm người nhận nuôi. Nếu có công dân Việt Nam thường trú trong nước đăng ký nhận con nuôi, Sở Tư pháp sẽ kiểm tra điều kiện của họ trước khi hướng dẫn làm thủ tục nhận con nuôi tại UBND cấp xã. Trong trường hợp không có người nhận nuôi trong nước, Sở Tư pháp sẽ tiếp tục tìm kiếm theo thời hạn quy định.
Quy định mới giảm tần suất rà soát từ hàng tháng xuống 6 tháng, giúp giảm áp lực hành chính nhưng vẫn đảm bảo việc theo dõi và tìm kiếm gia đình nhận nuôi hiệu quả. Đồng thời, Sở Tư pháp có vai trò quan trọng hơn trong quá trình tìm kiếm người nhận con nuôi, giúp quy trình minh bạch và thống nhất hơn. Ngoài ra, việc yêu cầu báo cáo lên UBND cấp huyện sẽ giúp tăng cường giám sát và nâng cao hiệu quả quản lý trong công tác nhận con nuôi.
- Bổ sung quy định thông báo tình hình phát triển của con nuôi khi thay đổi địa chỉ thường trú
Trường hợp cha, mẹ nuôi thay đổi nơi thường trú khi chưa hết thời hạn phải thông báo tình hình phát triển của con nuôi (cụ thể 3 năm kể từ thời điểm nhận nuôi con nuôi), cha, mẹ nuôi có trách nhiệm tiếp tục thông báo tình hình phát triển của con nuôi (về sức khỏe, thể chất, tinh thần, sự hòa nhập của con nuôi với cha mẹ nuôi, gia đình, cộng đồng) cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi chuyển đến cho đến khi hết thời hạn thông báo.
- Sửa đổi quy định cho phép bên nhận nuôi con nuôi đích danh được ủy quyền nộp hồ sơ cho cá nhân thường trú tại Việt Nam
Trường hợp nhận con nuôi (i) Là cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi; (ii) Có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được nhận làm con nuôi; (iii) Là người nước ngoài đang làm việc, học tập ở Việt Nam trong thời gian ít nhất là một (01) năm, thì người nhận con nuôi có thể ủy quyền cho người đang cư trú tại Việt Nam nộp hồ sơ thì phải có văn bản ủy quyền (quy định cũ chỉ được ủy quyền cho người có quan hệ họ hàng, thân thích thường trú tại Việt Nam).
Nghị định này chính thức có hiệu lực kể từ ngày 08/01/2025.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về Hồ sơ của người nhận nuôi con bị tẩy xóa sẽ không có giá trị sử dụng. Nếu công ty bạn cần tư vấn thực hiện các báo cáo trên và các vấn đề về đầu tư, doanh nghiệp. Hãy truy cập Website DIMAC và Các chuyên mục tin tức khác của chúng tôi để được cập nhật sớm nhất các thông tin tư vấn và chia sẻ kinh nghiệm pháp lý về thị trường.
- KEY HIGHLIGHTS OF DECREE NO. 57/2025 ON THE MECHANISMS FOR DIRECT POWER TRADING BETWEEN RENEWABLE ENERGY GENERATION ENTITIES AND LARGE ELECTRICITY CONSUMERS08/04/2025
- WHAT ARE THE NOTABLE LEGAL ISSUES WHEN FOREIGNERS LEASE HOUSES IN VIETNAM? 31/03/2025
- ĐẨY MẠNH PHÂN CẤP THẨM QUYỀN VÀ ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG26/03/2025
- MỘT SỐ ĐIỂM ĐÁNG LƯU Ý TRONG VẤN ĐỀ M&A ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÓ SỬ DỤNG ĐẤT (GIỚI HẠN TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VÀ KHÔNG BAO GỒM CÁC DỰ ÁN BẤT ĐỘNG SẢN)21/03/2025
- SPECIAL INVESTMENT PROCEDURES – NEW MECHANISM FOR INVESTORS TO CHOOSE25/02/2025
- NEW REGULATIONS ON FIRE PREVENTION AND FIREFIGHTING FOR BUSINESSES11/02/2025